Lịch sử hình thành và phát triển xã Sơn Đông

07/07/2022
Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch UBND xã Sơn Đông

Lịch sử hình thành và phát triển

 Vị trí địa lý:

           - Đông giáp: xã Cổ Đông; xã Trạch Mỹ Lộc; xã Tích Giang

           - Tây giáp : xã Kim Sơn và huyện Ba Vì

           - Nam giáp: xã Cổ Đông

           - Bắc giáp : Phường Trung Sơn Trầm (TX Sơn Tây)

Theo ngọc phả, xã Sơn Đông đã có cách đây rất lâu, từ thời kỳ đổi từ Cổ Liêu Thôn thành Sơn Đông là 255 năm (theo văn bia của chùa Măng và chùa Cheo ghi), người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và săn bắn thú rừng. Về hành chính xã Sơn Đông có 2 làng Sơn Trung và Sơn Đông, thuộc Tổng Tường Phiêu cho đến trước cách mạng tháng 8/1945.

 Sau cách mạng tháng 8/1945, hai tên làng chuyển thành hai tên thôn Sơn Trung và thôn Sơn Đông, xã Trung Nghĩa thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây. Đến năm 1964 lại đổi tên là xã Sơn Đông. Từ năm 1968, xã Sơn Đông thuộc huyện Ba Vì. Đến tháng 7/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) có nghị định cắt 7 xã của huyện Ba Vì về thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội và qua các lần tái nhập giữa tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội. Hiện nay xã Sơn Đông thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

   Truyền thống văn hóa di tích, danh thắng

Lễ hội đền Măng Sơn

Thời gian tổ chức lễ hội: định kỳ hàng năm. Tổ chức trong 02 ngày 07/01 tết và 08/01 tết

Địa điểm tổ chức: Lễ hội tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa đền Măng Sơn, thôn Tân Phúc, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội

Đối tượng phụng thờ: Đức thánh Tản Viên

Nội dung tổ chức lễ hội:

- Phần lễ có các nghi lễ truyền thống: tế, rước kiệu và dâng hương

- Phần hội: có các hoạt động hội truyền thống:

- Tối 07/01 tết tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng lễ hội truyền thống đền Măng Sơn.

- Sáng mùng 08/01 tết tổ chức các trò chơi dân gian; kéo co, đập niêu, bịt mắt bắt dê, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố, bắt trạch trong chum…

Tư liệu về lịch sử lễ hội:

Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 18, nhà vua cùng hai anh em Nguyễn Tuấn (con rể vua Hùng) đi từ núi Ba Vì tới những vùng lân cận thăm thú. Một hôm ngài đi qua làng Sơn Đông huyện Tùng Thiện phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, thấy nơi đây có địa thế đẹp nổi tiếng, phong cảnh hữu tình, Nhân dân đôn hậu, cuộc sống trù phú nên người đã dừng chân tại nơi này và cho xây dựng một cung điện đặt tên là Nam Trấn cung đế. Sau đó nhà vua cùng Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên Sơn Thánh) thường xuyên qua lại nơi này để tế lễ cầu an và nghỉ ngơi sau cuộc du ngoạn săn bắn quanh vùng….Thấy anh em Nguyễn Tuấn đều là những người tài giỏi, đức độ, vua Hùng đã giao cho Nguyễn Tuấn và 2 em của ngài trông coi việc nước, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từ đó 3 anh em Nguyễn Tuấn cầm quân dẹp giặc, giữ gìn giang sơn, đem lại thái bình thịnh trị, quốc thái dân an. Sau này Hùng vương có ý truyền ngôi cho Nguyễn Tuấn nhưng ngài từ chối, ngài cùng hai em là Sùng Công và Sùng Hiển về quê dạy nghề ươm tơ, dệt lụa, cày cấy, trừ tai, diệt họa, giúp dân làm kinh tế, tạo cho nhân dân yên cơ lạc nghiệp. Sau khi các ngài thăng thiên hóa sinh, nhà vua đã ghi nhận công đức của ngài và phong ngài là đức Tản Viên Sơn Thánh và cho phép nhân dân trong vùng lập đền thờ.

Phần tích: còn giữ lại 01 bia đá từ niên hiệu Cảnh Hưng thời vua Lê Hiển Tông (từ năm 1740 -1786). Bia đá 4 mặt được khắc bằng chữ hán năm 1746 và  một chuông đồng được đúc năm 1923.

Ngày 15/04/2022 Cụm di tích Đền Măng Sơn, Đình Sơn Trung và Đình Sơn Đông được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích Quốc gia (Theo Quyết định số 891/QĐ-BVHTTDL ngày 15/04/2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) 

Lễ hội đền Vua Lê

Thời gian tổ chức lễ hội: Định kỳ hàng năm. Tổ chức trong 01 ngày 09/01 tết

Địa điểm tổ chức: Lễ hội tổ chức tại di tích lịch sử văn hóa đền Vua Lê, thôn Đồi Vua, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội

Đối tượng phụng thờ: Vua Lê Chiêu Tông

Nội dung tổ chức lễ hội

-  Phần lễ có các nghi lễ truyền thống: tế và dâng hương

- Phần hội có các hoạt động hội truyền thống:

- Tối 08/01 tết tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, mừng lễ hội truyền thống đền Vua Lê.

- Sáng mùng 09/01 tết tổ chức các trò chơi dân gian; kéo co, đập niêu, bịt mắt bắt dê, bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố, bắt trạch trong chum…

Tư liệu về lịch sử lễ hội:

Phần tích: Tương truyền, vào thời Hậu Lê (1428-1527), khi vua Lê Chiêu Tông cùng tướng sỹ hành quân ngang qua vùng đất xứ Đoài đã chọn Sơn Đông làm điểm dừng chân. Vua Lê thấy nơi đây có địa thế hiểm trở, nhiều đồi gò, sông ngòi bao quanh thuận lợi cho việc gây dựng thành trì, ngài đã cho binh sỹ rèn luyện vũ khí, chuẩn bị binh lực, sẵn sàng chiến đấu chống lại quân xâm lăng. Sau này, nhân dân xã Sơn Đông cảm phục ân đức của  vua Lê đã lập đền thờ tự. Từ ngày khởi dựng đến nay, đền Vua Lê đã trở thành trung tâm văn hóa, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của Nhân dân địa phương.

Đền Vua Lê đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Thành phố năm 2017.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã

UBND xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, UV phụ trách quân sự, UV phụ trách công an.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;

2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Danh sách cán bộ chủ chốt xã:

 

STT

Họ và tên

Chức danh

Liên hệ

ĐT Cơ quan

Di động

email

1

Khuất Quang Hạnh

Bí thư Đảng ủy

0433. 610 047

0989.129.959

 

2

Nguyễn Đức Hợp

PBT TT Đảng ủy

 

0985.092.347

 

3

Nguyễn Xuân Chi

Q. Chủ tịch UBND xã

 

0978.503.276

 

4

Nguyễn Duy Đông

PCT HĐND xã

 

0984.985.455

 

5

Phùng Xuân Trí

PCT UBND xã

 

0985.916.545

 

 

          Địa chỉ liên hệ

Địa chỉ: Số 147A, Thôn Trung Tâm - xã Sơn Đông - Sơn Tây - Hà Nội.

* Điện thoại cơ quan:       0433.610.912                  0433. 610.047

* Email: xsd_sontay@hanoi.gov.vn

Hoài Nam

Video